CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Huấn luyện thể thao

Cập nhật: 25/05/2019

Huấn luyện thể thao là ngành học dành cho những bạn đam mê các bộ môn thể thao và mong muốn có được một thân hình chắc khỏe. Vậy ngành Huấn luyện thể thao là gì và học ngành này có thể làm những công việc gì luôn là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Huấn luyện thể thao

  • Huấn luyện thể thao (tiếng Anh là Sport Coaching) nhìn một cách tổng quát đó là tất cả các quá trình đào tạo có tổ chức nhằm mục đích nâng cao khả năng về sinh lý, tâm lý, trí tuệ và kỹ thuật vận động của con người. Nhìn hẹp hơn thì Huấn luyện thể thao là sự chuẩn bị cho người tập về mặt thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở các bài tập thể chất, tức là thông qua các lượng vận động thể lực, nó gắn liền với khái niệm huấn luyện sức bền, sức mạnh, phương pháp huấn luyện, trình độ tập luyện.
  • Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, được tiến hành dựa trên cơ sở các tri thức khoa học. Quá trình này tác động một cách hệ thống vào khả năng chức phận về tâm - sinh lý và trạng thái sẵn sàng đạt thành tích, nhằm mục đích dẫn dắt vận động viên tới các thành tích thể thao cao.
  • Theo học ngành Huấn luyện thể thao, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, các kỹ năng để trở thành một huấn luyện viên thể thao có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, để tham gia huấn luyện các đội thể thao của môn chuyên sâu ở cơ sở. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể thao thành tích cao cũng như vận dụng các kiến thức đó trong huấn luyện.
Ngành huấn luyện thể thao

2. Chương trình đào tạo ngành Huấn luyện thể thao

Để biết được ngành Huấn luyện thể thao học những môn gì, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo dưới đây.

Kiến thức giáo dục đại cương

Các môn lý luận chính trị

Bắt buộc:

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

5

Đường lối TDTT của Đảng CSVN

Khoa học xã hội

Bắt buộc:

6

Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành GDĐT

7

Pháp luật đại cương
Tự chọn: (chọn 2/4 tín chỉ)

8

Xã hội học đại cương

9

Hành chính và lưu trữ

Nhân văn - Nghệ thuật

Bắt buộc:

10

Giáo dục học đại cương

11

Tâm lý học đại cương

Tự chọn (chọn 2/8 tín chỉ):

12

Cơ sở văn hóa Việt Nam

13

Môi trường và con người

14

Tiếng Việt thực hành

15

Giao tiếp sư phạm

Ngoại ngữ cơ bản (tiếng Anh)

Bắt buộc:

16

Ngoại ngữ cơ sở 1

17

Ngoại ngữ cơ sở 2

18

Ngoại ngữ cơ sở 3

19

Ngoại ngữ chuyên ngành

Toán - Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ - Môi trường

Bắt buộc:

20

Toán thống kê

21

Tin học đại cương

Giáo dục thể chất (miễn)

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc:

22

Tâm lý TDTT

23

Giáo dục học TDTT

24

Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao 1

25

Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao 2

26

Giải phẫu người

27

Sinh lý TDTT

28

Sinh lý huấn luyện TDTT

29

Quản lý TDTT

30

Đo lường TDTT

31

Phương pháp NCKH TDTT

32

Y học TDTT

33

Tuyển chọn và đào tạo VĐV

Tự chọn (chọn 6/18 tín chỉ):

34

Lịch sử TDTT

35

Vệ sinh TDTT

36

Luật TDTT

37

Doping trong thể thao

38

Dinh dưỡng trong thể thao

39

Quản lý Thể thao thành tích cao

40

Thể thao giải trí

41

Sinh hóa TDTT

42

Sinh cơ TDTT

Kiến thức ngành

Kiến thức chung của ngành chính

Bắt buộc:

43

PP Giảng dạy và thực hành Điền kinh

44

PP Giảng dạy và thực hành Thể dục

45

PP Giảng dạy và thực hành Bơi lội

46

PP Giảng dạy và thực hành Bóng đá

47

PP Giảng dạy và thực hành Bóng bàn

48

PP Giảng dạy và thực hành Cầu lông

49

PP Giảng dạy và thực hành Bóng chuyền

50

PP Giảng dạy và thực hành Bóng rổ

Kiến thức chuyên sâu của ngành chính

51

Thể thao chuyên ngành 1

52

Thể thao chuyên ngành 2

53

Thể thao chuyên ngành 3

54

Thể thao chuyên ngành 4

55

Thể thao chuyên ngành 5

56

Thể thao chuyên ngành 6

57

Thể thao chuyên ngành 7

Tự chọn (chọn 4/14 tín chỉ)

58

PP Giảng dạy và thực hành Bóng ném

59

PP Giảng dạy và thực hành Karatedo

60

PP Giảng dạy và thực hành Taekwondo

61

PP Giáo dục và thực hành Cờ vua

62

PP Giảng dạy và thực hành Trò chơi vận động

63

PP Giảng dạy và thực hành Đá cầu

64

PP Giảng dạy và thực hành Quần vợt

Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận (hoặc môn thay thế)

Bắt buộc:

 

Thực tập nghề nghiệp

 

Khóa luận (hoặc Học phần chuyên môn thay thế)

65

- Lý thuyết Huấn luyện chuyên ngành

Bắt buộc:

66

Chuyên đề Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao

67

Chuyên đề về Sinh lý học TDTT

Theo Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

3. Các khối thi ngành Huấn luyện thể thao 

- Mã ngành: 7140207

- Các khối thi vào ngành Huấn luyện thể thao:

  • T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
  • T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Học ngành Huấn luyện thể thao có thể làm việc tại các trung tâm thể dục thể thao

4. Điểm chuẩn ngành Huấn luyện thể thao

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện thể thao những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 điểm trở lên, trong đó bao gồm điểm môn thi năng khiếu và điểm các môn còn lại xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ lớp 12.

5. Các trường đào tạo ngành Huấn luyện thể thao

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành Huấn luyên thể thao, chỉ có một số trường đại học sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Huấn luyện thể thao

Sau khi tốt nghiệp ngành Huấn luyện thể thao, sinh viên có cơ hội làm việc tại các vị trí sau:

  • Huấn luyện viên từ cấp cơ sở đến đội tuyển tỉnh, thành - ngành;
  • Có cơ hội trở thành các giáo viên thể dục tham gia giảng dạy các trường học các cấp;
  • Có thể trở thành cán bộ thể dục thể thao hoạt động phong trào tại các cơ sở;
  • Trở thành huấn luyện viên và hướng dẫn viên trong các câu lạc bộ thể thao, các trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên thể dục thể thao;
  • Thể tham gia các tổ chức, hiệp hội thể dục thể thao, tổ chức thi đấu, làm trọng tại các giải thể thao theo chuyên ngành đào tạo.
Cơ hội làm việc ngành huấn luyện thể thao ra sao?

7. Mức lương ngành Huấn luyện thể thao

Đối với sinh viên ngành Huấn luyện thể thao mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm huấn luyện thể thao thì mức lương cơ bản từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Huấn luyện thể thao thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất để theo học ngành Huấn luyện thể thao

Huấn luyện thể thao là ngành học dành cho những bạn đam mê các bộ môn thể thao và mong muốn có được một thân hình chắc khỏe. Để học tốt chuyên ngành này, bạn cần phải có sự luyện tập thường xuyên và nhất là có động lực, cảm hứng học tập cao. Đây là một chuyên ngành không quá khó, nhưng nó yêu cầu sinh viên của mình có những tố chất sau:

  • Yêu thích thể thao và các hoạt động thể thao.
  • Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
  • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.

Bài viết chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành học Huấn luyện thể thao, mong rằng, với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật