CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Khoa học đất

Cập nhật: 01/08/2019

Trong các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp, Khoa học đất được đánh giá là ngành học đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người học. Đây cũng là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành Nông nghiệp. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Khoa học đất.

1. Tìm hiểu về ngành Khoa học đất

  • Khoa học đất (tiếng Anh là Soil Science) là ngành khám phá và tìm hiểu về tài nguyên đất và nước trên địa cầu. Đây là môn khoa học nghiên cứu, coi đối tượng nghiên cứu này như là một tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt Trái đất, nghiên cứu khoa học đất bao gồm nghiên cứu hình thành, phân loại và xây dựng bản đồ đất; các thuộc tính vật lý, hóa học, sinh học, và độ phì nhiêu của đất; cũng như nghiên cứu các thuộc tính này trong mối liên hệ với việc sử dụng và quản lý đất đai...
  • Ngành Khoa học đất lý giải mối quan hệ biện chứng giữa các quá trình trong đất - nước - phân bón và cây trồng. Kiến thức chuyên sâu về Khoa học đất và môi trường đất theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên cho sự phát triển nông lâm nghiệp và môi trường trên quan điểm sinh thái học và phát triển bền vững; quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá tác động của các quá trình sử dụng đến tài nguyên và môi trường đất.
  • Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản hiện đại và thực tế ở Việt Nam, kiến thức cơ sở về địa chất, khoáng vật, phân tích các đối tượng đất, nước, phân bón, thực vật; những kỹ năng thông qua nghiên cứu khoa học và thực tập thiên nhiên, phân tích và nhận biết các mối quan hệ trong các quá trình hình thành đất, các loại đất ngoài thực địa và phương pháp đánh giá, tổng hợp các số liệu phân tích.
Những thông tin cần biết về ngành Khoa học đất

2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học đất

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khoa học đất trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I

Lý luận chính trị

1.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

II

Giáo dục thể chất

III

Giáo dục quốc phòng

IV

Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT

5.

Ngoại ngữ không chuyên 1

6.

Ngoại ngữ không chuyên 2

7.

Ngoại ngữ không chuyên 3

8.

Toán cao cấp

9.

Xác suất - Thống kê

10.

Hóa học

11.

Hóa phân tích

12.

Vật lý đại cương

13.

Tin học đại cương

14.

Sinh học đại cương

15.

Sinh học phân tử

16.

Sinh thái và môi trường

17.

Thực vật học

18.

Vi sinh vật đại cương

V

Khoa học xã hội và nhân văn

19.

Nhà nước và pháp luật

20.

Xã hội học đại cương

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

I

Kiến thức cơ sở ngành

21.

Thổ nhưỡng đại cương

22.

Sinh lý thực vật

23.

Hóa học đất

24.

Vật lý đất

25.

Hóa môi trường

26.

Khí tượng học

27.

Cơ sở khoa học môi trường

28.

Địa chất học

29.

Canh tác học

II

Kiến thức ngành

 

Bắt buộc

30.

Phân bón và cách bón phân

31.

Đánh giá đất

32.

Phân tích bằng công cụ

33.

Đất Việt Nam và xây dựng bản đồ đất

34.

Phân tích đất - nước - phân - cây

35.

Chỉ thị sinh học môi trường

36.

Đánh giá tác động môi trường

37.

Môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên

38.

Trồng trọt đại cương

39.

Hệ thống thông tin địa lý

40.

Bản đồ học

41.

Thủy nông cải tạo đất

42.

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

 

Tự chọn (6/18)

43.

Hệ thống nông nghiệp

44.

Hệ thống định vị toàn cầu

45.

Suy thoái và phục hồi đất

46.

Quản lý đất nông nghiệp bền vững

47.

Quy hoạch sử dụng đất

48.

Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn

49.

Kinh tế nông nghiệp

50.

Quản lý nông trại

III

Kiến thức bổ trợ

51.

Kỹ năng mềm

52.

Xây dựng và quản lý dự án

53.

Phương pháp tiếp cận khoa học

IV

Thực tập nghề nghiệp

54.

Tiếp cận nghề KHĐ

55.

Thao tác nghề KHĐ

56.

Thực tế nghề KHĐ

V

Khóa luận tốt nghiệp

57.

Khóa luận tốt nghiệp KHĐ

Theo Đại học Nông lâm - Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Khoa học đất

- Mã ngành: 7620103

- Ngành Khoa học đất xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • B00: Toán - Hóa học - Sinh học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • B04: Toán - Sinh học - Giáo dục công dân
  • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
  • D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Khoa học đất

Năm 2018, điểm chuẩn ngành Khoa học đất dao động trong khoảng 14 - 18 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

Điểm chuẩn ngành Khoa học đất bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Khoa học đất

Để theo học ngành Khoa học đất, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học đất

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học đất, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năn lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những đơn vị dưới đây:

  • Các cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường như Bộ, Sở, Phòng).
  • Các tổ chức nghiên cứu khoa học như Viện Khoa học đất Việt Nam, các phân viện Nông hóa, thổ nhưỡng trên toàn quốc.
  • Các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành nông nghiệp trong cả nước.
  • Các tổ chức tư vấn, công ty có chức năng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp trong cả nước (đặc biệt ở khu vực phía Nam).
  • Các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ (NGOs) (đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư công nghệ cao).

Bên cạnh đó, người học cũng có thể đảm nhận một số vị trí như chuyên viên tư vấn về môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp chuyên viên đánh giá đất đai chuyên viên về xử lý chất thải độc hại và không độc hại chuyên viên áp dụng phân bón và hóa chất nông dược nhà sinh thái học chuyên viên hoặc cán bộ quản lý phòng thí nghiệm chuyên viên nghiên cứu phòng thí nghiệm hoặc đồng ruộng giảng viên về Khoa học đất…

Học ngành Khoa học đất ra trường cơ hội làm việc cao

7. Mức lương của ngành Khoa học đất

Mức lương cuả ngành Khoa học đất dao động trong khoảng 6 - 12 triệu. Đây được đánh giá là mức lương khá “hấp dẫn” trong khối ngành nông nghiệp.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học đất

Để có thể theo học ngành Khoa học đất, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.
  • Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.
  • Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, tư duy phân tích tốt. 
  • Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi, những công việc gần với thiên nhiên.
  • Thận trọng và chính xác trong công việc
  • Yêu thích khám phá môi trường tự nhiên.

Trên đây là thông tin tổng hợp về ngành Khoa học đất, hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật