CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kinh doanh nông nghiệp

Cập nhật: 02/08/2019

Hiện nay, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước và hướng xuất khẩu đang phát triển sôi động tại Việt Nam. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh nông nghiệp được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp.

1. Tìm hiểu ngành Kinh doanh nông nghiệp 

  • Kinh doanh nông nghiệp (tiếng Anh là Agricultural Business) được định nghĩa là bao gồm tất cả họat động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất tại các nông trại; việc tồn trữ, chế biến và tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm có liên quan.
  • Ngành Kinh doanh nông nghiệp là ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức khoa học về toán học, kinh tế học, quản trị học, chăn nuôi, trồng trọt, môi trường vào lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp, những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing và kiến thức chuyên sâu về quản lý sản xuất, nhân sự, marketing và tài chính để giải quyết các tình huống cụ thể trong các cơ sở sản xuất Kinh doanh nông nghiệp.
  • Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên các nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp;thể hiện được hiểu biết về công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động chế biến nông sản.
  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp thể hiện được các kỹ năng: phát hiện vấn đề, phân tích và đề ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh; giao tiếp có hiệu quả với cá nhân/nhóm công tác, dự báo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp xây dựng dự án đầu tư, quản lý điều hành công ty kinh doanh nông lâm thủy sản; thực hiện các seminar chuyên ngành.

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp trong bảng dưới đây.

 

Khối kiến thức Giáo dục đại cương

1

Giáo dục quốc phòng – An ninh 1 (*)

2

Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 (*)

3

Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 (*)

4

Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)

5

Anh văn căn bản 1 (*)

6

Anh văn căn bản 2 (*)

7

Anh văn căn bản 3 (*)

8

Anh văn tăng cường 1 (*)

9

Anh văn tăng cường 2 (*)

10

Anh văn tăng cường 3 (*)

11

Pháp văn căn bản 1 (*)

12

Pháp văn căn bản 2 (*)

13

Pháp văn căn bản 3 (*)

14

Pháp văn tăng cường 1 (*)

15

Pháp văn tăng cường 2 (*)

16

Pháp văn tăng cường 3 (*)

17

Tin học căn bản (*)

18

TT. Tin học căn bản (*)

19

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

20

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

21

Tư tưởng Hồ Chí Minh

22

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

23

Pháp luật đại cương

24

Xác suất thống kê

25

Toán kinh tế 1

26

Kỹ năng giao tiếp

27

Logic học đại cương

28

Cơ sở văn hóa Việt Nam

29

Tiếng Việt thực hành

30

Văn bản và lưu trữ học đại cương

31

Xã hội học đại cương

32

Kỹ năng mềm

 

Khối kiến thức cơ sở ngành

33

Kinh tế vi mô 1

34

Kinh tế vĩ mô 1

35

Nguyên lý thống kê kinh tế

36

Phương pháp nghiên cứu khoa học - KDNN

37

Luật thương mại

38

Trồng trọt đại cương

39

Chăn nuôi đại cương

40

Ngư nghiệp đại cương

41

Quản trị học

42

Marketing căn bản

43

Nguyên lý kế toán

44

Thực tập cơ sở ngành KDNN

45

Kinh tế nông nghiệp

46

Kinh tế phát triển nông thôn

47

Kinh tế lượng

48

Phân tích định tính trong kinh doanh

 

Khối kiến thức chuyên ngành

49

Phân tích chính sách nông nghiệp

50

Tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp

51

Thương mại nông nghiệp

52

Anh văn chuyên ngành KDNN

53

Kinh doanh quốc tế

54

Phân tích hoạt động kinh doanh

55

Xây dựng và quản lý dự án kinh doanh

56

Công nghệ bảo quản và chế biến nông-lâm-thủy sản

57

Quản trị rủi ro trong thị trường nông sản

58

Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp

59

Quản trị và điều hành các tổ chức kinh tế hợp tác

60

Kỹ thuật đàm phán

61

Thực tập chuyên ngành KDNN

62

Quản trị quan hệ khách hàng

63

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

64

Thương mại điện tử

65

Quản trị chuỗi cung ứng

66

Phân tích chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm

67

Nghiệp vụ ngoại thương

68

Mô phỏng tình huống trong kinh doanh

69

Kinh tế vùng

70

Kinh tế tài nguyên

71

Kinh tế sản xuất

72

Quản trị thương hiệu

73

Quản trị chiến lược

74

Quản trị thương mại

75

Quản trị sản xuất

76

Luận văn tốt nghiệp – KDNN

77

Tiểu luận tốt nghiệp – KDNN

78

Dự báo kinh tế

79

Kinh tế nông hộ

80

Quản trị chất lượng trong nông nghiệp

81

Chuyên đề tổng hợp Kinh doanh nông nghiệp

Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Kinh doanh nông nghiệp

- Mã ngành: 7620114

- Ngành Kinh doanh nông nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp 

Điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp được phân chia theo nhóm. Cụ thể như sau:

  • Với phương thức xét tuyển học bạ THPT: trong khoảng 14 - 16 điểm.
  • Với phương thức xét học bạ THPT: trong khoảng 16 - 18 điểm.
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh nông nghiệp lấy bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp

Để theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh nông nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số lĩnh vực sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh: bán hàng trực tiếp, kế hoạch kinh doanh, quản lý doanh số, quản lý lực lượng bán hàng, thiết kế bán hàng;
  • Lĩnh vực dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng: thiết kế dịch vụ, duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng;
  • Lĩnh vực quản trị: thuộc lĩnh vực sản xuất và tác nghiệp chung và trong nông, lĩnh vực nhân sự, nguyên vật liệu, dự án đầu tư, chương trình phát triển…
  • Lĩnh vực phân phối và cung ứng: Phụ trách kênh phân phối, các hoạt động logistic trong doanh nghiệp;
  • Lĩnh vực nghiên cứu thị trường: nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp, hoặc các công ty nghiên cứu thị trường;
  • Lĩnh vực truyền thông: thiết kế và quản lý các chương trình truyền thông marketing trong các doanh nghiệp hoặc công ty truyền thông;
  • Lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh: đăng ký kinh doanh, quản lý kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quản lý thị trường, thanh tra…

Với những lĩnh vực nêu trên, bạn có thể công tác tại một số địa điểm sau:

  • Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp, sở Nông nghiệp, sở Công thương ở các tỉnh thành, phòng Nông nghiệp, phòng kinh tế ở các huyện; các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đến nông nghiệp;
  • Những đơn vị kinh doanh nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp;
  • Làm việc tại các công ty cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, các công ty chế biến là “cỗ máy thực phẩm”cho loài người hay các cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu về KDNN;
  • Người học cũng có thể tự kinh doanh, theo đuổi niềm đam mê “vừa biết làm vườn, vừa biết bán hàng, vừa biết làm việc với nhiều người bán hàng khác”.
  • Bên cạnh đó, người học còn có khả năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học độc lập bậc sau đại học về chuyên ngành: KDNN; Quản trị kinh doanh; Kinh tế nông nghiệp; Quản trị ngân hàng; Quản trị tài chính; Chính sách công…
Ngành Kinh doanh nông nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển

7. Mức lương của ngành Kinh doanh nông nghiệp

Mức lương của ngành Kinh doanh nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, tùy vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn... Mức lương phổ biến của ngành trong khoảng 5 - 10 triệu/ tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh doanh nông nghiệp

Để có thể theo học ngành Kinh doanh nông nghiệp, người học cần có một số tố chất sau:

  • Khả năng phân tích và định hướng;
  • Khả năng làm việc độc lập và chủ động;
  • Có khả năng xác định và tổ chức;
  • Kỹ năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh;
  • Khả năng làm việc nhóm và tập hợp thành viên;
  • Cập nhật và vận dụng công cụ, phần mềm để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật