CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kỹ thuật điện

Cập nhật: 16/06/2020

Kỹ thuật điện là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử và điện từ. Đây là ngành vô cùng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, đời sống, xã hội... Ngành Kỹ thuật điện cung cấp nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các công ty, tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật điện

  • Ngành Kỹ thuật điện là ngành chuyên đào tạo những sinh viên Kỹ thuật điện giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển motor, để có thể vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng vào công việc thực tế khi ra trường. Ngành học tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu...
  • Sinh viên học ngành Kỹ thuật điện được trang bị những kiến thức cơ bản về: Lý thuyết mạch điện - điện tử, thiết kế máy điện và khí cụ điện hiện đại, các nguồn năng lượng gió, mặt trời, hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp, quy hoạch và thiết kế hệ thống điện, phân tích và điều khiển hệ thống điện... Ngoài ra, ngành Kỹ thuật điện còn rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời. 
Tổng quan về ngành Kỹ thuật Điện

2. Chương trình đào tạo Kỹ thuật điện 

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật điện trong bảng dưới đây.

 

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

 

1. Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Giải tích 2

8

Elementary

9

Pre-Intermediate 2

10

Intermediate 1

11

Vật lý 1

12

Vật lý 2

13

Giáo dục thể chất 1

14

Giáo dục thể chất 2

15

Giáo dục thể chất 3

16

Hóa đại cương

17

Giáo dục quốc phòng

18

Quản trị doanh nghiệp CN

19

Pháp luật đại cương

20

Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần)

20.1

Môi trường và Con người

20.2

Logic

 

II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

 

1. Khối kiến thức cơ sở

21

Đại cương về kỹ thuật (Engineering solutions)

22

Vẽ kỹ thuật

23

Cơ kỹ thuật 1

24

Nhiệt động lực học

25

Các quá trình gia công (Manufacturing processes)

26

Cơ học chất lỏng

27

Các hệ thống cơ khí

28

Lập trình trong kỹ thuật

29

Kỹ thuật đo lường 1

30

Kỹ thuật điện tử tương tự

31

Kỹ thuật điện tử số

32

Vi xử lý – Vi điều khiển

33

Đo lường và TT công nghiệp

34

Cơ sở lý thuyết mạch điện 1

35

Cơ sở lý thuyết mạch điện 2

36

Cơ sở lý thuyết trường điện từ

37

Vật liệu điện

38

Máy điện

39

Khí cụ điện

40

Cơ sở Truyền động điện

41

Điện tử công suất

42

Lý thuyết điều khiển tự động

43

Thực tập công nghệ Điện - Điện tử

44

Thực tập công nhân điện – điện tử

 

2. Khối kiến thức riêng chuyên ngành Kỹ thuật điện

45

Đồ án môn học điện tử công suất

46

TBĐ cho các máy công nghiệp

47

Hệ thống cung cấp điện

48

Điện dân dụng

49

Điều chỉnh tự động truyền động điện

50

TBĐ và ĐK TB điện lạnh

51

Đồ án TBĐ và ĐK TB điện lạnh

52

Đồ án Điện dân dụng

53

Mô phỏng và thiết kế hệ thống

54

Tự chọn Kỹ thuật 1 (chọn 2 trong 4 học phần)

54.1

Điều khiển quá trình

54.2

Truyền động thuỷ lực và khí nén

54.3

Trang bị điện thiết bị y tế

54.4

Lôgic mờ và ứng dụng

55

Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện

56

ĐATN chuyên ngành Kỹ thuật điện hoặc Tự chọn kỹ thuật 2 (chọn 3 trong 5 học phần)

56.1

CAD trong kỹ thuật điện nâng cao

56.2

Cảm biến và cơ cấu chấp hành

56.3

Trang bị điện nhà thông minh

56.4

Hệ thống điều khiển và giám sát từ xa

56.5

Điều khiển ghép nối máy tính

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật điện

Ngành Kỹ thuật điện có mã ngành 7520201, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 - 24 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điện bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đại học ngành Kỹ thuật điện, để theo học ngành này các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện sẽ đảm nhận những công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, và phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng. Cụ thể các vị trí việc làm của ngành này như sau:

Cơ hội làm việc sau khi học ngành kỹ thuật điện ra sao?
  • Kỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện.
  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện và hệ thống điện.
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
  • Kỹ sư quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.

7. Lương ngành Kỹ thuật điện

Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện ra trường đều có việc làm ngay với mức lương trung bình từ 10 -12 triệu VNĐ/tháng. Cụ thể mức lương như sau:

  •  Đối với sinh viên mới ra trường từ 7 - 10 triêu/tháng.
  • Với những cá nhân có kinh nghiệm từ 1 -2 năm, lương ngành Kỹ thuật điện dao động từ 10 -13 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những quản lý cấp cao, chuyên viên phân tích giỏi ngoại ngữ, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài mức lương trung bình lên đến 1000USD/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật điện

Để làm việc và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
  • Cần cù, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao;
  • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
  • Kỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
  • Kỹ năng tự quản lý thời gian;
  • Kỹ năng khởi nghiệp;
  • Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.

Hy vọng với những thông trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật điện, từ đó có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật