CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Cập nhật: 31/07/2019

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển được đánh giá là một ngành đang có nhu cầu cao về nhân lực cũng như có nhiều triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Vậy ngành Kỹ thuật xây dựng cảng biển là gì và học ngành này ra trường làm những công việc gì? Đây là những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học này.

1. Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

  • Kỹ thuật xây dựng công trình biển hay Kỹ thuật công trình biển là ngành chuyên sâu về thiết kế xây dựng, quản lý các công trình ven biển và công trình biển - dầu khí. Ngành học này đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và quản lí các công trình bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng ven biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triển kinh tế biển của đất nước.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cao để có thể quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống cảng, hệ thống giao thông thủy, các công trình trên biển và ven biển, mở rộng đến tất cả các công trình xây dựng ven sông, biển, gần hay xa bờ chịu tác động phức tạp của môi trường sông, biển.
  • Một số môn học giai đoạn chuyên ngành: Lý thiết tàu I (tĩnh học tàu thủy), Vẽ tàu, Động lực học công trình ngoài khơi, Kết cấu tàu thủy, Kỹ thuật công trình nổi, Thiết bị năng lượng tàu thủy, Tính toán thiết kế công trình ngoài khơi, Sức bền Kỹ thuật công trình nổi, Rung động Kỹ thuật công trình nổi, Công nghệ chế tạo Kỹ thuật công trình nổi, Công nghệ vận chuyển và lắp đặt Kỹ thuật công trình nổi, Quản lý dự án đóng tàu.
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển là gì?

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển trong bảng dưới đây.

I

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

I.1

Lý luận chính trị

1

Pháp luật đại cương

2

Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin I

3

Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin II

4

Tư tưởng Hô Chi Minh

5

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

I.2

Kỹ năng

6

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

I.3

Khoa học tự nhiên và tin học

 

Tin học văn phòng

7

Giải tich hàm một biến

9

Giải tich hàm nhiều biến

10

Nhập môn đại số tuyến tinh

11

Vật lý I

12

Hóa đại cương I

13

Thi nghiệm hóa đại cương I

14

Phương trình vi phân

15

Nhập môn xác suất thống kê

16

Vật lý II

I.4

Tiếng Anh

17

Tiếng Anh I

18

Tiếng Anh II

19

Tiếng Anh III

I.5

Giáo dục quốc phòng

I.6

Giáo dục thể chất

II

GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

II.1

Kiến thức cơ sở khối ngành

20

Cơ học cơ sở I

21

Đô họa kỹ thuật I

22

Đô họa kỹ thuật II

23

Cơ học cơ sở II

24

Sức bền vật liệu I

25

Cơ học chất lỏng

26

Cơ học kết cấu I

27

Trắc địa

28

Thực tập trắc địa

II.2

Kiến thức cơ sở ngành

29

Cơ sở kỹ thuật bờ biển

30

Khi tượng biển

31

Thủy lực công trình

32

Địa kỹ thuật

33

Hóa nước

34

Vật liệu xây dựng

35

Kết cấu bê tông cốt thép

36

Mực nước và dòng chảy

37

Sóng gió

38

Đo đạc và quan trắc biển

39

Thực tập đo đạc và quan trắc biển

40

Vận chuyển bùn cát

41

Nền móng

42

Đô án nền móng

43

Đánh giá tác động môi trường

II.3

Kiến thức ngành

45

Quản lý biển và đới bờ

46

Hình thái bờ biển

47

Công trình bảo vệ bờ I

 

Đồ án công trình bảo vệ bờ I

51

Thực tập nghề nghiệp ngành kỹ thuật công trình biển

48

Tin học ứng dụng trong kỹ thuật biển

49

Công trình bảo vệ bờ II

 

Đồ án công trình bảo vệ bờ II

50

Kỹ thuật và tổ chức xây dựng công trình biển

II.4

Học phần tốt nghiệp

II.5

Kiến thức tự chọn

II.5.1

Chuyên ngành Kỹ thuật công trình biển

1

Giới thiệu và cơ sở thiết kế công trình thủy

2

Thiết kế theo lý thuyết độ tin cậy

3

Cảng và vận tải biển

4

Qui hoạch và ra quyết định

5

Nạo vét biển

6

Vật liệu biển

7

GIS và viễn thám ứng dụng trong kỹ thuật biển

8

Công trình đường thủy

9

Quy hoạch cảng

10

Công trình bến cảng

11

Gia cường địa kỹ thuật tổng hợp cho công trình thuỷ và công trình biển

 

Xây dựng công trình thuận với tự nhiên và các giải pháp mềm

 

Thiết kế công trình tường biển

II.5.2

Chuyên ngành Quản lý biển và đới bờ

1

Mô hình hoá môi trường biển

2

Kinh tế biển và đới bờ

3

Sinh thái biển

4

Luật biển và luật môi trường

5

Qui hoạch và ra quyết định

6

GIS và viễn thám ứng dụng trong kỹ thuật biển

7

Xã hội học

 

Xâm nhập mặn

 

Quy hoạch không gian biển

Theo Đại học Thủy lợi

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

- Mã ngành: 7580203

- Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển xét tuyển các khối thi sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D29: Toán, Vật lý, Tiếng Pháp

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 - 18 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Điểm chuẩn Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển, chỉ có một số trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Giảng dạy, nghiên cứu thuộc ngành xây dựng công trình biển, và một số ngành ngành xây dựng liên quan;
  • Lập các dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và sửa chữa các công trình ngoài khơi và ven biển, và một số loại công trình xây dựng liên quan, tại các đơn vị trong và ngoài nước;
  • Tham gia quản lý và khai thác các công trình biển;
  • Cập nhật thường xuyên và nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tự bồi dưỡng và theo học có kết quả các khoá đào tạo liên tục và đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, nhằm vận dụng kịp thời có hiệu quả vào công tác thực tế.

Với những vị trí công việc trên, các bạn có thể làm tại:

  • Cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam (MONRE), Tổng cục Biển và hải đảo Việt nam (VASI), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh;
  • Viện nghiên cứu (lĩnh vực Tài nguyên nước, Tài nguyên môi trường biển, Thủy lợi, Đê điều, Công trình thủy, Phòng tránh thiên tai);
  • Các trường đại học: Đại học Môi trường, Đại học Thái Nguyên, Đại học Thủy lợi…
  • Các công ty tư vấn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công trình biển, quy hoạch vùng ven biển và hải đảo (Royal Haskoning DHV, Vinwater…).

Học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển ra trường cơ hội việc làm cao

7. Mức lương Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm, làm việc tại các đơn vị liên quan đến ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển sẽ có mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài ta, tùy thuộc vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển mà mức lương có thể cao hơn từ 10 - 15 triệu/ tháng hoặc cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển

Để theo học và làm việc trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển, bạn cần có các tố chất sau:

  • Có ý thức trách nhiệm; tôn trọng pháp luật, có đạo đức, thái độ và tác phong đúng đắn của một cán bộ chuyên ngành;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỹ luật cao, biết làm việc theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;
  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời;
  • Có sức khỏe tốt, đủ điều kiện để làm việc lâu dài trong ngành.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình biển và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật