Ngành Quản lý thông tin chuyên đào tạo nguồn nhân lực quản lý chuyên nghiệp đang tạo sức hút với đông đảo thí sinh yêu thích công nghệ lẫn kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành học này.
1. Tìm hiểu ngành Quản lý thông tin
Ngành Quản lý thông tin là ngành chuyên đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về lĩnh vực quản trị thông tin và quản trị tri thức. Giúp đảm bảo về đầu ra chuyên nghiệp cho các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về lựa chọn, phát triển nguồn lực thông tin, cách xây dựng các bộ sưu tập thông tin số và các cơ sở dữ liệu chuyên biệt. Đồng thời, đào tạo về kỹ năng xử lý thông tin, tìm kiếm thông tin, lưu giữa và bảo quản thông tin, kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo dựng nên các sản phẩm thông tin cần thiết và cung cấp các dịch vụ thông tin theo các nhu cầu.
Ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên khả năng tư vấn, xây dựng và quản trị các hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và thư viện. Bên cạnh đó, còn trang bị thêm cho người học khả năng nghiên cứu, làm việc một cách độc lập, sáng tạo.
Sinh viên học ngành Quản lý thông tin được trang bị tư duy hệ thống về khả năng quản trị thông tin. Người quản trị không nhất thiết giỏi về IT nhưng phải biết được vai trò, chức năng của công nghệ thông tin, phải có kiến thức kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp và biết cách thu thập, xử lý thông tin.
2. Các khối thi vào ngành Quản lý thông tin
Ngành Quản lý thông tin có mã ngành 7320205, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
Điểm chuẩn ngành Quản lý thông tin của trường đại học như sau:
Đại học văn hóa Hà Nội là 17.75 đối với tổ hợp môn C00 và 16.75 đối với tổ hợp D01, D96 xét theo kết quả thi THPT Quốc gia nă, 2018.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 16.5 (A00); 21 (C00); 17 (D01); 18 (D02 - D06, D79 - D83); 16.5 (D78) xét theo kết quả thi THPT Quốc gia nă, 2018.
4. Các trường đào tạo ngành Quản lý thông tin
Ở nước ta hiện nay chỉ số ít trường đại học đào tạo ngành Quản lý thông tin, đó là:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý thông tin có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức phi Chính phủ hay những doanh nghiệp, công ty, tổ chức có nhu cầu về Quản lý thông tin. Cụ thể:
Chuyên gia thông tin tại các trung tâm trung tâm thông tin, phòng thông tin, các thư viện, trường học tại các cơ quan chính phủ, các công ty, doanh nghiệp, và các tổ chức phi Chính phủ.
Chuyên gia về tổ chức thông tin của các báo in truyền thống và báo mạng điện tử, các tạp chí ngành trực tuyến, các đài phát thanh và truyền hình trong từ Trung Ương đến địa phương.
Chuyên viên quản trị website và Quản lý thông tin tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.
Cán bộ thông tin văn hóa tại trung tâm, nhà văn hóa của các cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương.
Chuyên gia về phân tích và tổng hợp thông tin theo chương trình, chuyên đề nhằm phục vụ cá nhân và tập thể, hay cung cấp thông tin phục vụ cho lãnh đạo các cơ quan các bộ, ban, ngành.
Giảng viên các cơ sở đào tạo ngành Quản lý thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp.
6. Mức lương ngành Quản lý thông tin
Mức lương của ngành Quản lý thông tin như sau:
Đối vơi cán bộ hoạt động trong cơ quan Nhà nước sẽ tính theo bậc lương quy định của Nhà nước cho Cán bộ trình độ Cử nhân.
Đối với những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tư nhân, tập đoàn, công ty liên doanh sẽ có những mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý thông tin
Đam mê quản lý, yêu thích công nghệ: Đây là yêu cầu hàng đầu đối với những ai quyết định gắn bó lâu dài với ngành Quản lý thông tin, Có đam mê, các bạn mới có động lực thu nhận tri thức, hóa giải được áp lực và phấn đấu hết mình cho nghề nghiệp.
Khả năng phân tích, tổng hợp: Công việc quản trị hệ cơ sở dữ liệu, tổ chức thông tin đòi hỏi người thực hiện phải có khả năng phân tích, tổng hợp và xâu chuỗi thông tin. Giúp người làm quản lý giải quyết tốt các tình huống đặt ra và phát sinh.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt: giao tiếp, thuyết phục, đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng để đạt đến sự thành công. Người làm việc trong lĩnh vực Quản lý thông tin phải nhạy bén nắm bắt tâm lý, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả nhất.
Kỹ năng ngoại ngữ: Quản lý thông tin thông tin là người thành thạo tiếng Anh, sẽ đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý nhanh chóng vấn đề chuyên môn.
Năng động, cẩn thận, tỉ mỉ.
Nghiêm túc, nhẫn nại trong công việc.
Có kỹ năng quản lý thời gian.
Ngành Quản lý thông tin là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Nếu bạn đang băn khoăn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì có thể thử sức với ngành học thú vị này.