CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Quản trị văn phòng

Cập nhật: 23/05/2019

Quản trị văn phòng là ngành xuất hiện khá sớm tại Việt Nam, nhưng đến giai đoạn hiện tại, ngành này mới thực sự được chú trọng. Ngành Quản trị văn phòng cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước. Vậy chương trình học và cơ hội việc làm ngành Quản trị văn phòng ra sao? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành Quản trị văn phòng không nhé.

1. Tìm hiểu ngành Quản trị văn phòng

  • Quản trị văn phòng (tiếng Anh là Office Management) là ngành chuyên đào tạo công việc liên quan đến các lĩnh vực triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá, thiết kế, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng một cách hiệu quả. Quản trị văn phòng giúp phân tích và xây dựng nên hệ thống thông tin điện tử, thiết kế các trang mạng, trang thông tin phục vụ cho văn phòng và công tác quản lý dữ liệu, hồ sơ của công ty, doanh nghiệp.
  • Ngành Quản trị văn phòng cung cấp kiến thức về lý luận thực tiễn trong công tác văn thư, nhân lực quản lý, nhân lực phụ trách và các nhân viên trong văn phòng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của các công ty, doanh nghiệp. Ngành này tập trung đào tạo những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ trong công tác lưu trữ, quản trị văn thư, hành chính văn phòng tại các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. 
  • Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng gồm hai mảng kiến thức chính:
    • Về nhà nước, pháp luật và luật hành chính Việt Nam, các kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản, công tác văn thư, quản trị về lưu trữ và hành chính văn phòng. Bên cạnh đó, là tổ chức khai thác thêm các tài liệu, quản lý về hồ sơ, con dấu của công ty doanh nghiệp.
    • Nghiên cứu và ứng dụng các công cụ văn phòng chuẩn quốc tế, mới nhất hiện nay, để phục vụ cho các công tác tại văn phòng.
Tìm hiểu chi tiết về ngành Quản trị văn phòng

2. Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quản trị văn phòng trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung
(Chưa tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 13 Tiếng Nga cơ sở 2

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 14 Tiếng Pháp cơ sở 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh 15 Tiếng Trung cơ sở 2

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 16 Ngoại ngữ cơ sở 3

5

Tin học cơ sở 2 17 Tiếng Anh cơ sở 3

6

Ngoại ngữ cơ sở 1 18 Tiếng Nga cơ sở 3

7

Tiếng Anh cơ sở 1 19 Tiếng Pháp cơ sở 3

8

Tiếng Nga cơ sở 1 20 Tiếng Trung cơ sở 3

9

Tiếng Pháp cơ sở 1 21 Giáo dục thể chất

10

Tiếng Trung cơ sở 1 22 Giáo dục quốc phòng-an ninh

11

Ngoại ngữ cơ sở 2 23 Kỹ năng bổ trợ

12

Tiếng Anh cơ sở 2    

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc II.2
Các học phần tự chọn

1

Các phương pháp nghiên cứu khoa học 1 Kinh tế học đại cương

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam 2 Môi trường và phát triển

3

Lịch sử văn minh thế giới 3 Thống kê cho khoa học xã hội

4

Logic học đại cương 4 Thực hành văn bản tiếng Việt

5

Nhà nước và pháp luật đại cương 5 Nhập môn Năng lực thông tin

6

Tâm lý học đại cương    

7

Xã hội học đại cương    

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc III.2
Các học phần tự chọn

1

Đại cương về quản trị kinh doanh 1 Địa lý thế giới

2

Khoa học quản lý đại cương 2 Luật hành chính Việt Nam

3

Quản lý nguồn nhân lực 3 Lý thuyết hệ thống

4

Tâm lý học quản lý 4 Thông tin học đại cương

 

  5 Văn hoá tổ chức

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc IV.2 Các học phần tự chọn

1

Các lý thuyết quản trị 1 Hành chính học đại cương

2

Nhập môn Quản trị văn phòng 2 Quản trị nhân sự văn phòng

3

Tổ chức văn phòng 3 Đạo đức công vụ

4

Tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ 4 PR trong văn phòng

 

  5 Kế toán hành chính sự nghiệp

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc    

1

Phương pháp soạn thảo văn bản 5 Văn hoá công sở

2

Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ 6 Nghiệp vụ thư ký

3

Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp 7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng

4

Quản lý tài sản cơ quan    

V.2

Các học phần tự chọn

1

Tổ chức sự kiện trong văn phòng 6 Kỹ năng tổ chức công việc

2

Lễ tân văn phòng 7 Kỹ năng làm việc nhóm

3

Kỹ năng giao tiếp 8 Kỹ năng quản lý thời gian

4

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 9 Kỹ năng quản lý xung đột

5

Kỹ năng thuyết trình 10 Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng

V.3

Thực tập, khoá luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

1

Thực tập thực tế 4
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

2

Thực tập tốt nghiệp 5 Lý luận về Quản trị văn phòng

3

Khoá luận tốt nghiệp 6 Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn phòng

Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Quản trị văn phòng 

- Mã ngành Quản trị văn phòng: 7340406

- Các tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • C00 (Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Văn,Toán, Ngoại ngữ)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản trị văn phòng

Điểm chuẩn của ngành Quản trị văn phòng xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 dao động trong khoảng: 14 - 21.50 điểm.

Điểm chuẩn ngành  Quản trị văn phòng bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Quản trị văn phòng học

Học ngành Quản trị văn phòng ở đâu là vấn đề mà nhiều thí sinh và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Vì vậy, để giúp các sĩ tử lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh các trường đại học có ngành Quản trị văn phòng theo từng khu vực để các bạn tham khảo.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Quản trị văn phòng

Học ngành Quản trị văn phòng có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên sau khi ra trường có đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng hay không. Tuy nhiên, ngành Quản trị văn phòng vẫn được đánh giá là một ngành nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, các bạn có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Chuyên viên, nhân viên văn phòng: Làm việc tại các bộ phận hành chính, tổ chức nhân sự, văn phòng trong các cơ quan nhà nước, văn phòng cho các tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương và làm văn phòng doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
  • Nhân viên hành chính, văn thư, thư ký, lễ tân, trợ lý tại văn phòng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Vị trí lãnh đạo: Nếu bạn thực sự có năng lực có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý, lãnh đạo bộ phận hành chính, nhân sự văn phòng tại cơ quan.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên: có cơ hội làm việc tại các sở nghiên cứu, sở đào tạo và quản trị văn phòng tại các trường cao đẳng, đại học.
  • Văn phòng nhà nước và Chính Phủ: Văn phòng Bộ, Hội đồng nhân dân, Văn phòng Sở, ban ngành, văn phòng cơ quan Đảng, Đoàn và Hiệp hội.

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, các sinh viên có thể học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ ngành Quản trị văn phòng hay Tiến sĩ ngành về quản lý, quản trị.

7. Mức lương ngành Quản trị văn phòng

Bất kỳ một cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần phải có văn phòng và cần người quản trị văn phòng cho nên mức lương cơ bản của ngành này khá cao.

  • Đối với những người chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, chịu trách nhiệm về hành chính văn phòng thì mức lương cơ bản sẽ dao động từ 6 - 8 triệu/tháng.
  • Đối với những cá nhân có kinh nghiệm chuyên môn từ 1 - 2 năm, mức lương tương đối cao từ 8 - 12 triệu/tháng tùy thuộc năng lực.
  • Đối với những người quản trị có thâm niên, giàu kinh nghiệm từ 3 - 5 năm trở lên sẽ được hưởng mức lương tính bằng Đôla, có thể lên đến 55 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Quản trị văn phòng

Ngành Quản trị văn phòng phù hợp với các bạn có niềm đam mê trong lĩnh vực văn phòng, văn thư, luôn chăm chỉ, có trí nhớ tốt và nhanh nhạy trong công việc. Ngoài ra, ngành học này cũng đòi hỏi người học có những tố chất sau:

  • Có khả năng thành thạo tin học văn phòng và am hiểu các ứng dụng của phần mềm MicrosoftOffice, các phần mềm chuyên dụng.
  • Nắm vững các kỹ năng phần cứng, phần mềm của hệ thống công nghệ thông tin trong văn phòng.
  • Có đầy đủ kỹ năng phân tích và vận hành các hệ thống mạng, hệ thống thông tin chuyên phục vụ cho công tác quản trị, quản lý hồ sơ, tài liệu.
  • Khả năng khai thác, nghiên cứu thông tin nhanh nhạy trong quản trị văn phòng. Tự nâng cao trình độ cá nhân về ngành quản trị văn phòng.
  • Khả năng giao tiếp tốt, biết đàm phán khéo léo và tạo lập mối quan hệ.
  • Kiểm soát thời gian và xây dựng kế hoạch hiệu quả trong công việc.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Quản trị văn phòng và có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật