Những năm gần đây, ngành Sáng tác âm nhạc được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát, chi tiết hơn về ngành học Sáng tác âm nhạc này nhé.
1. Tìm hiểu về ngành Sáng tác âm nhạc
Ngành Sáng tác âm nhạc là ngành đào tạo những nhạc sĩ viết nên những bài hát, bản nhạc, sáng tác giai điệu âm nhạc. Mục tiêu đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, kỹ năng, đạo đức để làm và hoạt động trong nghề; có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, chấp hành mọi quy định của cơ quan và nhà nước đề ra.
Sinh viên khi theo học ngành Sáng tác âm nhạc sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc học: lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học, Biết sáng tác nhạc và sáng tác các bài hát phục vụ nhu cầu giải trí của xã hội và con người. Những môn học chuyên ngành như: học các kỹ thuật kinh điển sử dụng giai điệu, hòa thanh, phức điệu, tiết tấu, điệu tính và phi điệu tính (tonal và atonal) để xây dựng những kết cấu âm nhạc không lời (instrumental music) trong một hình thức định hình (kinh điển là ba đoạn, biến tấu, sonate...).
2. Các khối thi vào ngành Sáng tác âm nhạc
- Mã ngành: 7210203
- Ngành Sáng tác âm nhạc xét tuyển tổ hợp môn N04 (Ngữ văn, Hòa thanh, chuyên môn : phát triển chủ đề và phổ thơ).
Trong năm 2018, ngành Sáng tác âm nhạc có điểm chuẩn không quá cao. Tuy nhiên, những tiêu chí phụ của các trường có đào tạo và tuyển sinh ngành học này lại không hề dễ dàng, thí sinh cần đặc biệt chú ý và tìm hiểu kỹ thông tin. Điểm chuẩn ngành Sáng tác âm nhạc dao động trong khoảng từ 15,75 đến 21 điểm.
4. Các trường đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc
Trên cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành học này, tại khu vực miền Bắc và miền Nam mới có 2 trường đại học và học viện đào tạo ngành Sáng tác âm nhạc, đó là:
Công việc của người trong ngành Sáng tác âm nhạc có khá nhiều, bạn có thể chọn lựa những công việc phù hợp nhất với khả năng và năng lực của mình. Dưới đây là một số công việc để bạn có thể tham khảo:
Bạn có thể làm trong các nhạc viện;
Giảng dạy về âm nhạc từ cấp tiểu học lên đại học, cao đẳng;
Biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình;
Viết báo mảng âm nhạc;
Nghệ sĩ biểu diễn;
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;
Nghệ sĩ thu âm - kĩ thuật viên thu âm;
Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;
Nghề viết văn bản nhạc;
Biên tập, dàn dựng chương trình;
Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…
6. Mức lương của ngành Sáng tác âm nhạc
Một bài hát độc quyền hay, được nhiều người lựa chọn sẽ có giá từ vài triệu đồng đến hàng ngàn USD. Chính vì vậy mức lương của người làm trong ngành Sáng tác âm nhạc là cực khủng. Dù ở bất cứ vị trí nào đi chăng nữa thì bạn cũng vẫn có mức thu nhập cao hơn hẳn các ngành nghề khác. Nếu vào trường hợp bài hát được nổi tiếng, thì chúc mừng bạn, bạn đã có một khoản thu nhập rất lớn, xứng đáng với công lao sáng tác mà bạn đã tâm huyết.
7. Những tố chất cần có để theo học ngành Sáng tác âm nhạc
Làm việc trong ngành nghệ thuật nói riêng và trong ngành Sáng tác âm nhạc nói chung luôn cần phải tự rèn luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình. Không chỉ có như vậy mà bạn cần phải:
Cần phải có sự say mê trong học tập và sáng tạo nghệ thuật;
Thường xuyên nghe các tác phẩm và kèm theo tổng phổ trên tay của các danh nhân âm nhạc thế giới qua mọi phương tiện: đài, mạng, băng đĩa;
Phải chịu khó đến nhà hát, xem và nghe trực tiếp nghệ sĩ biểu diễn;
Tìm tòi và học hỏi những nhạc sĩ đi trước;
Cập nhật xu hướng nhạc mới trong xã hội và thế giới;
Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho môn học chuyên ngành;
Có năng khiếu âm nhạc là điều hiển nhiên;
Phải siêng năng, có lòng đam mê mãnh liệt;
Trau dồi không mệt mỏi chuyên ngành mà mình theo đuổi.
Nếu bạn có đam mê và thực sự có năng khiếu trong lĩnh vực âm nhạc thì nên chọn ngành Sáng tác âm nhạc để theo học, bởi đây là một ngành học giúp bạn có những kiến thức nền tảng về âm nhạc để có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai.