CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Sư phạm Hóa học

Cập nhật: 27/05/2019

Những năm gần đây, ngành Sư phạm Hóa học được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành học này rất đa dạng, ngoài giảng dạy chuyên môn, sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau liên quan đến lĩnh vực Hóa học. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết hiểu rõ hơn về ngành học thú vị này nhé!

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Hóa học

  • Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, đây là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
  • Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
  • Ngành Sư phạm Hóa học (tiếng Anh là Chemistry Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc phổ thông trung học, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Hóa học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành của Sư phạm Hóa học trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung

(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ)

1

Giáo dục quốc phòng 16 Tiếng Anh 3

2

Tiếng Anh 1 17 Tiếng Pháp 3

3

Tiếng Pháp 1 18 Tiếng Nga 3

4

Tiếng Nga 1 19 Tâm lý học

5

Tin học đại cương 20
Giáo dục thể chất 3

6

Giáo dục thể chất 1 21
Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 22
Tiếng Nga chuyên ngành

8

Tiếng Anh 2 23 Giáo dục học

9

Tiếng Pháp 2 24
Giáo dục thể chất 4

10

Tiếng Nga 2 25
Tiếng Pháp chuyên ngành

11

Giáo dục thể chất 2 26
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

12

Âm nhạc 27
Thực tập sư phạm 1

13

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ 28
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

14

Kỹ năng giao tiếp 29
Thực tập sư phạm 2

15

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2    

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Tin học đại cương 34
Amin, dị vòng, gluxit, amino acid, polime

2

Đại số tuyến tính & Hình học giải tích 35
Tin học ứng dụng trong hóa học

3

Giải tích 1 36
Thực hành Hóa hữu cơ

4

Vật lý đại cương 1 37
Hóa học phân tích định lượng

5

Hóa đại cương A1 38
Thực hành hóa học phân tích định tính-định lượng

6

Giải tích 2 39
Cơ sở Hóa học môi trường

7

Phương trình vi phân 40
Tham quan thực tế

8

Vật lý đại cương 2 41
Thực hành lý luận dạy học hóa học

9

Thí nghiệm Vật lí đại cương 42
Phức chất và ứng dụng trong hóa học phân tích

10

Hóa đại cương A2 43
Thực tập sư phạm 1

11

Xác suất thống kê 44
Cơ sở lý thuyết Hóa vô cơ

12

Hóa học tinh thể và phức chất 45
Cơ sở lý thuyết Hóa hữu cơ

13

Hóa vô cơ-phi kim 46 Phân tích hóa lý

14

Đại cương và hiđrocacbon 47
Thực hành Phân tích hóa lý

15

Nhiệt động lực học 48
Hóa học lượng tử

16

Phương pháp nghiên cứu khoa học 49 Hóa nông học

17

Tiếng Anh chuyên ngành 50
Phương pháp giảng dạy hóa học phổ thông

18

Hóa vô cơ-kim loại 51
Một số phương pháp nghiên cứu các chất vô cơ

19

Thực hành hóa đại cương và vô cơ 52
Tổng hợp hữu cơ

20

Dẫn xuất hiđrocacbon 53
Một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại

21

Động hóa học và hóa học chất keo 54
Nhiệt động lực học thống kê

22

Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm (HL4) 55
Kỹ thuật xử lý nước

23

Tiếng pháp chuyên ngành 56
Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học phổ thông

24

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 57 Điện hóa học

25

Hóa học phân tích định tính 58
Bài tập hóa học phổ thông

26

Thực hành hóa lý 59
Thực tập sư phạm 2

27

Hóa kỹ thuật 60
Khoá luận tốt nghiệp

28

Những vấn đề đại cương của Phương pháp giảng dạy 61
Hóa vô cơ trong giảng dạy hóa học phổ thông

29

Vật liệu vô cơ 62
Hóa hữu cơ trong giảng dạy hóa học phổ thông

30

Các phương pháp phổ ứng dụng vào hóa học (HHC) 63
Hóa lý trong giảng dạy hóa học phổ thông

31

Xúc tác dị thể 64
Hóa phân tích trong giảng dạy hóa học phổ thông

32

Công nghệ điện hóa 65
Phương pháp dạy học hóa học phổ thông

33

Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hóa học
   

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Hóa học

- Mã ngành: 7140212

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Hóa học:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Sư phạm Hóa học

4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Hóa học

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 30 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Hóa học

Hiện có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Hóa học, vì vậy, để các sĩ dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường có ngành học này theo từng khu vực.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Hóa học

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Hóa học có thể đảm nhiệm một số công việc sau:

  • Làm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông;
  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về về lĩnh vực Hóa học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học;
  • Làm việc tại các công ty liên quan đến hóa chất.
Sư phạm hóa học ra trường có nhiều cơ hội làm việc

7. Mức lương ngành Sư phạm Hóa học

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.

8. Những tố chất cần có để học ngành Sư phạm Hóa học

Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm hóa học, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;
  • Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

Với những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Sư phạm Hóa học và từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân có nên học ngành này hay không.

Thông tin liên hệ
  • tuyensinhso.com@gmail.com
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật