Tại bất cứ cơ quan doanh nghiệp nào cũng cần có bộ máy tổ chức, lãnh đạo, trong các cơ quan y tế cũng vậy. Chính vì vậy, ngành Tổ chức và quản lý y tế đã ra đời nhằm quản lý y tế một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao.
1. Tìm hiểu về ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành học đào tạo các cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Mục tiêu của ngành Tổ chức và quản lý y tế là đào tạo sinh viên hiểu những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý y tế, các quan điểm của Đảng về công tác y tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn để phục vụ tốt công tác quản lý, và tổ chức các đơn vị y tế, cơ quan y tế từ cấp cơ sở lên tới cấp trung ương. Thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Cung cấp cơ sở lý luận và kiến thức thực tế để giúp cho học viên nghiên cứu tác động của các điều kiện xã hội và các yêu tố môi trường sống lên sức khỏe đề xuât các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Sinh viên theo học ngành Tổ chức và quản lý y tế sẽ được học những môn học chuyên ngành nhằm bổ trợ cho việc tổ chức và quản lý các cơ sở y tế sau này. Có thêm nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để làm việc tốt nhất. Cơ hội việc làm ngành này là rất rộng lớn. Đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ sở y tế, thuộc Bộ Y tế, các trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện, trung tâm y tế…
2. Các khối thi vào ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành học được nhiều bạn quan tâm. Vậy ngành này thường tuyển sinh bằng khối nào? Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành học này ở trình độ đại học chính quy, chỉ có duy nhất Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế thuộc trường Đại học Y tế công cộng đào tạo ngành này cho các cấp lãnh đạo thuộc các bệnh viện với những môn thi đầu vào chung chung.
3. Điểm chuẩn ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế chưa có mức điểm chuẩn rõ ràng như các ngành nghề khác, bởi vì đây là ngành học thường được đào tạo cho các ban lãnh đạo của các bệnh viện, sở y tế.
4. Các trường đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế
Do là ngành học còn khá mới ở Việt Nam nên hiện nay, trên cả nước mới có duy nhất Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế thuộc Đại học Y tế công cộng đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế. Đây cũng là nơi đào tạo cán bộ, lãnh đạo quản lý, tổ chức hoạt động y tế bài bản đầu tiên.
5. Cơ hội việc làm ngành Tổ chức và quản lý y tế
Nghe tên ngành học là chúng ta đã có thể hình dung công việc được thực hiện sau này. Bạn có thể đảm nhận những công việc sau đây:
Có cơ hội làm việc trongBộ y tế, các cơ sở y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
Làm việc trong các lĩnh vực phi y khoa như: quản lý trang thiết bị, con người, vật tư, các dự án, các chương trình hợp tác của các bệnh viện, các trung tâm y tế, cơ sở y tế;
Có khả năng tự kinh doanh trong các tổ chức y tế và ngoài y tế;
Giảng dạy tại các trường đại học Y có đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế…
6. Mức lương ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành nghề còn tương đối mới lạ ở nước ta. Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo về ngành học này dẫn đến mức lương ngành này được nâng cao do ít nhân lực. Mức lương trung bình ở một vị trí quản lý bệnh viện thông thường cũng khá ổn ở mức 8 triệu đồng trở lên cho một tháng làm việc.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế luôn cần những cán bộ có đủ những tố chất và trình độ chuyên môn nhất định. Cụ thể là:
Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Đây là những yếu tố cơ bản trong bất kì ngành nghề nào không riêng gì ngành quản trị bệnh viện .
Nắm vững trình độ trong chuyên môn của việc quản lí cơ sở y, dược. Yếu tố này rất quan trọng vì nhân viên quản trị bệnh viện phải làm việc trong các bệnh viện nên những gì liên quan đến y học đều phải nắm rõ. Có như vậy công tác quản trị mới có hiệu quả.
Có đủ sức khỏe để có thể làm việc lâu dài;
Chịu đựng được áp lực dư luận từ phía các cấn bộ, công nhân viên, đồng nghiệp;
Có tính cẩn thận và tỉ mỉ;
Tinh thần trách nhiệm trong công việc cao;
Có tình yêu và đam mê nghề nghiệp;
Có kiến thức sâu và thích nghi với yêu cầu đa dạng của công việc, có phương pháp luận, có khả năng phân tích và khả năng quản trị;
Có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác…
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Tổ chức và quản lý y tế và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.